Trang bị cho học viên những kiến thức cần thiết nhất pháp luật thương mại quốc tế, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế; giúp học viên hình thành những kỹ năng cần thiết về đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, tổ chức thực hiện, nhận diện những rủi ro phát sinh và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế; từ đó có thể tự tin tham gia đàm phán với các đối tác quốc tế, soạn thảo các dạng hợp đồng thương mại phù hợp với các nguồn luật và giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp phát sinh.
1. Mục tiêu chung
Trang bị cho học viên những kiến thức cần thiết nhất pháp luật thương mại quốc tế, trong đó
nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý của hợp đồng thương mại quốc tế; giúp học viên hình thành
những kỹ năng cần thiết về đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, tổ chức
thực hiện, nhận diện những rủi ro phát sinh và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng
thương mại quốc tế; từ đó có thể tự tin tham gia đàm phán với các đối tác quốc tế, soạn thảo các
dạng hợp đồng thương mại phù hợp với các nguồn luật và giảm thiểu được rủi ro, tranh chấp
phát sinh.
2. Mục tiêu cụ thể
Sau khi tham dự chuyên đề, học viên sẽ có được những kiến thức và kỹ năng sau:
- Nắm được kiến thức từ cơ bản nhất về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng
thương mại thương mại quốc tế nói riêng ở các vai trò khác nhau như người bán, người mua...;
- Tự tin soạn thảo các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế đảm bảo cả ba khía
cạnh: pháp lý, nghiệp vụ và ngôn ngữ (tiếng Anh);
- Nhận diện được các rủi ro phát sinh từ các điều khoản được ký kết trong hợp đồng thương
mại quốc tế và cách thức phòng tránh, giải quyết.
Nguyễn Tiến Hoàng - Phó Giáo sư, Tiến sĩ kinh tế
Giảng viên cao cấp Trường Đại học Ngoại thương.